Phòng ánh sáng có lẽ là một khái niệm mới mẻ trong giáo dục mầm non theo phương pháp truyền thống, tuy nhiên với giáo dục hiện đại, đặc biệt là theo cách tiếp cận Reggio Emilia thì sử dụng phòng ánh sáng chính là cách phát triển tư duy, sự sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ cực kỳ hiệu quả.
Phòng ánh sáng trong Reggio Emilia được thiết kế như thế nào?
Trong bóng tối, các giác quan của chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, các nhà giáo dục của Reggio Emila tin rằng, việc thiết kế phòng ánh sáng với các công cụ như bảng điều kiển, gương hay bàn sẽ giúp kích thích, thu hút hứng thú khám phá của trẻ một cách tự nhiên nhất. Việc thiết kế các hộp và bảng điều khiển ánh sáng sẽ tạo ra một nơi để trẻ có cơ hội quan sát cẩn thận và khám phá mô hình, hình dạng, hình thức, màu sắc, độ mờ đục và pha trộn màu sắc. Sự nhẹ nhàng, êm dịu của ánh sáng được cho như một tác nhân mời gọi sự khám phá cảm giác và động lực thúc đẩy cho trẻ tư duy.
Bàn gương chính là một trong những dụng cụ được sử dụng chủ yếu trong phòng ánh sáng Reggio Emilia. Một bảng ánh sáng hay bàn ánh sáng được thiết kế có một bóng mờ được chiếu sáng từ bên dưới và thường được sử dụng để tạo các dấu vết, kiểm tra độ trong suốt của màu sắc khi chiếu sáng ngược. Các bề mặt của sự vật được nhân đôi, tạo ra một nơi thú vị để trải nghiệm và vui chơi, giúp trẻ em trở nên tự giác khi chúng quan sát cả bản thân và nguyên vật liệu chúng đang sử dụng. Việc di chuyển đồ vật xung quanh trước gương cũng giúp trẻ phát triển nhận thức về không gian và hiểu biết sớm về vị trí. Gương chính là một học liệu cung cấp cho trẻ cơ hội để phát triển tư duy và kỹ năng nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc một cách đa chiều.
Đối thoại với ánh sáng trong phương pháp Reggio Emilia
Ánh sáng là thứ có thể coi là vô hình hoặc hữu hình bởi bạn có thể chạm vào hoặc không thực sự chạm vào nó. Chính điều này lại kích thích trí tò mò, tưởng tượng phong phú của trẻ, mời gọi trẻ tham gia vào những khám phá vui tươi và nghiêm túc.
Trẻ có thể bắt đầu việc “đối thoại với ánh sáng” bằng việc trộn màu, xếp chồng và chồng các giấy trong với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau để xem điều gì xảy ra và tạo ra màu sắc mới. Trẻ có thể chọn mọi thứ màu xanh lá cây vỏ sò, cúc áo… để sắp xếp thành một bức tranh theo trí tưởng tượng của mình. Việc sắp xếp các đồ vật và vật liệu trên bàn sáng sẽ giúp trẻ nhận thấy rằng ánh sáng có thể chiếu qua hoặc không chiếu qua một số vật liệu nhất định.
Không chỉ sắp xếp đồ vật, trẻ có thể đặt một cuốn sách và những con số nhỏ trên bàn sáng hoặc con rối giấy hoặc búp bê giấy để kể lại câu chuyện cho chính mình, bạn bè và cha mẹ. Trẻ khám phá các hình thức và cảm giác của hình dạng chữ và số được gập bằng sợi hoặc dây uốn hoặc que phát sáng. Bảng ánh sáng có thể cho thấy các chi tiết tinh tế của cánh hoa, lông vũ hoặc cánh bướm được phóng to dưới kính lúp.
Thông qua việc đối thoại với ánh sáng, trẻ hoàn toàn có thể học hỏi thêm được rất nhiều từ vựng về ánh sáng, tính chất và hiệu ứng của nó xuất hiện và phát triển từ những khám phá này một cách tự nhiên: lấp lánh, phát sáng, lấp lánh, lung linh, mềm mại, tỏa sáng, bóng tối… Hơn thế nữa, một khu vực nửa tối, ánh sáng sẽ có tác dụng kết nối các trẻ và thiết lập ý thức về địa điểm theo một cách gợi mở và đẹp đẽ.
Như vậy, thông qua việc sử dụng các dụng cụ trong phòng ánh sáng, trẻ hoàn toàn có thể có sự đối thoại tự nhiên với ánh sáng. Từ đó, các kỹ năng tư duy, sáng tạo, đánh giá vấn đề cũng được phát triển một cách tự nhiên nhất. Phương pháp Reggio Emilia đề cao sự sáng tạo của trẻ, do đó việc thiết kế phòng ánh sáng luôn được chú trọng cả về các công cụ cũng như phương pháp giúp trẻ khám phá.
Hiện nay, Hòa Bình – La Trobe – Hà Nội là một trong những trường mầm non hàng đầu tại Việt Nam ứng dụng phương pháp Reggio Emilia vào giảng dạy, giáo dục mầm non. Tại đây, toàn bộ các góc học tập, các phòng chức năng như xưởng nghệ thuật, phòng ánh sáng… đều được thiết kế chuẩn theo Reggio Emilia, hứa hẹn sẽ là địa chỉ tin cậy để con trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển kỹ năng bản thân một cách toàn diện.