Nhìn, Nghe, Chạm, Nếm, Ngửi mùi chính là 5 giác quan của con người và hoạt động của sensory cũng chính là để phát triển tối đa khả năng của các giác quan này ở lứa tuổi mầm non. Đây được coi là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng trong hành trình nhận thức, khám phá thế giới của trẻ.
1. Tại sao hoạt động sensory lại quan trọng đối với sự phát triển của trẻ?
Từ khi sinh ra cho đến khi ở lứa tuổi nầm non, trẻ sử dụng các giác quan của mình để khám phá và giải thích thế giới xung quanh. Trẻ thực hiện điều này bằng cách chạm, nếm, ngửi, nhìn, di chuyển và nghe, hay còn gọi là các hoạt động sensory.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì trẻ em sẽ nắm bắt được nhiều thông tin nhất khi chúng vận dụng được các giác quan trong việc tiếp nhận tri thức từ bên ngoài. Toàn bộ các tác động từ bên ngoài mà trẻ nhìn thấy hay cảm nhận đều được lưu trữ và ghi nhớ mãi trong bộ nhớ. Đó là lý do giải thích tại sao bạn rất nhạy cảm với những hình ảnh và ký ức trong quá khứ và đôi khi điều này sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời. Khi mắt, mũi và màng nhĩ của bạn được kích thích với những hình ảnh, mùi vị và âm thanh quen thuộc tương ứng, não của bạn sẽ kích hoạt bộ nhớ hồi tưởng về những thời điểm đặc biệt đó.
Tạo cơ hội cho trẻ tích cực sử dụng các giác quan khi chúng khám phá thế giới thông qua chơi các trò chơi cảm giác rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ bởi nó giúp xây dựng các kết nối thần kinh. Điều này dẫn đến khả năng của một đứa trẻ có thể hoàn thành các nhiệm vụ học tập phức tạp hơn và hỗ trợ tăng trưởng nhận thức, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng vận động thô, tương tác xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Vậy, chơi cảm giác Sensory là gì? Chơi giác quan bao gồm bất kỳ hoạt động nào kích thích các giác quan của trẻ: chạm, ngửi, nếm, vận động, cân bằng, thị giác và thính giác. Các hoạt động giác quan tạo điều kiện cho việc khám phá tự nhiên, khuyến khích trẻ em sử dụng các quy trình khoa học trong khi chúng chơi, sáng tạo và khám phá. Các hoạt động cảm giác cho phép trẻ em tinh chỉnh ngưỡng của chúng cho các thông tin cảm giác khác nhau, giúp não bộ tạo ra các kết nối mạnh mẽ hơn để xử lý và phản ứng với thông tin cảm giác.
2. Reggio Emilia – phát triển tối đa các giác quan của trẻ
Các chuyên gia Reggio Emilia hiểu rằng, muốn con trẻ phát triển toàn diện thì không thể thiếu được các hoạt động để vận dụng tối đa mọi giác quan. Từ khi sinh ra, trẻ đang khám phá các giác quan và xử lý thông tin mới. Chúng bắt đầu có ý niệm về thế giới xung quanh khi chúng phát triển thông qua việc khám phá các kết cấu, vật liệu và tài nguyên mới. Chơi giác quan là hoạt động sensory giúp thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động nâng cao giác quan và làm phong phú thêm việc học và tìm hiểu thế giới muôn màu xung quanh.
Trong Reggio Emilia, các giác quan của trẻ sẽ được phát triển tối đa thông qua các hoạt động, vật liệu khuyến khích sự khám phá và suy nghĩ độc lập cũng như truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng và sáng tạo.
Với việc tương tác cùng chất liệu, thiên nhiên hay làm việc nhóm, các hoạt động chơi cảm giác sensory có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển và học tập của trẻ.
– Phát triển não: Cho trẻ tham gia chơi giác quan giúp tăng cường phát triển trí não, trí nhớ và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập phức tạp hơn.
– Phát triển ngôn ngữ: Chơi giác quan giúp trẻ học những cách diễn đạt mới về thế giới. Điều này hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và khuyến khích chúng giao tiếp hiệu quả với những người khác trong khi chơi.
– Kỹ năng vận động tinh và thô: Trẻ em xác định đồ vật bằng cách chạm trong khi chơi cảm giác; điều này giúp chúng phát triển các kỹ năng vận động tinh và thô như bóp, kéo, đẩy và ném. Toàn bộ quy trình này sẽ được các nhà giáo dục Reggio Emilia khéo léo áp dụng, gài đặt trong các hoạt động thường ngày của trẻ để giúp chúng phát triển các kỹ năng vận động, kích thích các giác quan và tăng cường khả năng thể chất.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bằng cách thử nghiệm với các đối tượng khác nhau trong khi chơi cảm giác, trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định. Trẻ bắt đầu tìm giải pháp cho những chướng ngại vật gặp phải. Nghiên cứu cho thấy, chơi cảm giác xây dựng các kết nối thần kinh trong các con đường của bộ não, dẫn đến khả năng trẻ hoàn thành được các nhiệm vụ học tập phức tạp hơn.
– Tăng trưởng nhận thức: Hoạt động sensory hỗ trợ sự phát triển nhận thức của con trẻ; tăng cường quá trình suy nghĩ, hiểu biết và lý luận của trẻ.
– Sự tương tác xã hội: Một môi trường chơi cảm giác tích cực sẽ khuyến khích trẻ tương tác và làm việc với người khác một cách hiệu quả, điều này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chúng bắt đầu chia sẻ ý tưởng của mình và xây dựng các mối quan hệ mới.
– Nhận thức: Chơi cảm giác tích cực giúp trẻ tự giác và nhận thức nhiều hơn, từ đó phát triển ý thức tốt hơn về không gian xung quanh.
– An ủi: Việc tham gia tích cực vào các hoạt động sensory có thể giúp làm dịu tâm trạng lo lắng, bồn chồn hoặc sợ hãi của một đứa trẻ.
– Khả năng thích ứng: Chơi giác quan khuyến khích trẻ thích nghi trong các tình huống mới. Trẻ có thể sử dụng tài nguyên chơi cảm giác theo nhiều cách khác nhau và phân biệt giữa các kịch bản khác nhau thông qua khám phá.
Như vậy, với Reggio Emilia, trẻ được vận dụng tối đa toàn bộ giác quan của mình. Và khi trẻ phát huy các kỹ năng nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm thì tự động các yếu tố sáng tạo, tư duy sẽ được kết nối. Các nơ ron thần kinh trở nên nhạy bén hơn với các tác động bên ngoài, từ đó nó sẽ xâu chuỗi, ghi nhớ cũng giúp kích thích sự đào sâu, suy nghĩ trong việc giải quyết vấn đề.
Hiện nay, Hòa Bình – La Trobe là một trong những đơn vị đầu tiên ở Hà Nội áp dụng phương pháp Reggio Emilia vào trong giáo dục sớm đối với lứa tuổi mầm non. Với phương pháp tiên tiến, vận dụng những vật liệu tự nhiên, Reggio Emilia sẽ giúp phát triển tối đa tư duy sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động chơi cũng như hoạt động sensory bổ ích.